Một vài lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa
Nội dung chính :
Mùa nóng đến, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao, đây cũng là các nguy cơ tiềm ẩn phát sinh các sự cố điều hòa như chảy nước, hỏng mạch, chập cháy do chạy quá công suất… Chính vì thế mà việc bảo dưỡng điều hòa, làm sạch và vệ sinh điều hòa cũng như tìm hiểu cách sử dụng điều hòa là một việc cần thiết.
Trong quá trình bảo dưỡng điều hòa chúng tôi xin có một vài lưu ý như sau
1. Về thời gian thực hiện quá trình bảo dưỡng
Điều hòa gồm rất nhiều các linh kiện, hầu như các linh kiện trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với không khí bụi bẩn bên ngoài. Các linh kiện đó bao gồm
- Cục nóng : đây là phần tiếp xúc nhiều nhất với môi trường ngoài chính vì thế việc vệ sinh cục nóng là thật sự cần thiết bao gồm việc vệ sinh xịt rửa vỏ máy, cánh quạt, tra dầu bôi trơn quạt nếu cần thiết. Thời gian vệ sinh cục nóng chúng tôi khuyến nghị từ 3-5 tháng.
- Ống dẫn gas, dẫn nước, dây điện: các bộ phận này tuy được bảo vệ bằng các lớp bảo ôn, băng bọc tuy nhiên vẫn phát sinh các sự cố như rò rỉ đường ống, nguyên nhân là do các mối nối (hàn hay bắt giắc co)chưa đảm bảo yêu cầu. Theo thống kê của chúng tôi có tới 60% hiện tượng máy mất gas là do đường ống. Do đó việc kiểm tra đường ống trong quá trình bảo dưỡng là cần thiết. Thời gian quy định là 1-2 lần trong vòng đời sử dụng máy.
- Mặt lạnh : các bộ phận cần được vệ sinh ở mặt lạnh gồm
- Lưới lọc không khí : Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch 1 lần, cách rửa như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng nilông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sây (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.
- Phiến tỏa nhiệt : Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ. Thời gian vệ sinh là từ 3-5 tháng.
2. Một vài lưu ý thêm về các bộ phận khác
+) Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dấn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.
+) Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy).
+) Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.
+) Về mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.
+) Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục.
+) Các phích cắm, ổ cắm điện phải tốt, không lỏng lẻo.
+) Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động… phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng thêm.
+) Nửa năm dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài 1 lần cho hết bụi bẩn. Mỗi năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió 1 lần. Bộ làm lạnh không cần xử lý chỉ cần chải quét bụi bẩn bên ngoài.
+) Nếu máy làm lạnh bằng nước thì khi máy đang chạy không được đóng van nước. Cách 1 đến 2 tháng quét bụi cho máy lạnh bằng gió ở phía ngoài trời. Về mùa đông, ở xứ lạnh phải thả hết nước trong ống của bộ làm lạnh đề phòng nước đóng băng làm nứt đường ống và phá hỏng máy.