Dụng cụ cơ bản nghề điện lạnh
Để làm tốt các công việc sửa chữa điện lạnh thì túi đồ của người thợ là rất quan trọng. Túi đồ của người làm nghề điện lạnh có gì ? cấu tạo và hoạt động của từng dụng cụ như thế nào ? Bài viết này, Baoduongdieuhoa.vn sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn đọc về các dụng cụ cơ bản của nghề điện lạnh.
Nội dung chính :
Dụng cụ cơ bản nghề điện lạnh mà người thợ đều phải có
1. Dụng cụ nghề điện lạnh dao cắt ống (hay dao cắt)
Là dụng cụ dùng để cắt rời ống đồng hoặc nhôm mà không làm móp méo và không sinh mạt trong quá trình cắt.
1.1 Cấu tạo
Dụng cụ cắt ống bao gồm một lưỡi cắt cặt hình tròn xoay quanh một trục cố định, phía dưới lưỡi cắt là 2 bánh xe lăn để đỡ ống. Ngoài ra dụng cụ còn có 1 mũi để nạo ba via sau khi cắt.
1.2 Sử dụng
– Đặt đoạn ống cần cắt vào giữa bánh xe lăn và lưỡi cắt
– Vặn tịnh tiến lưỡi dao đi xuống để lưỡi dao ăn nhẹ vào thành ống
– Giữ ngay dao và quay dao quanh trục ống. Vừa quay dao vừa xoáy núm vặn (cứ 1 vòng dao quay thì xoay 1/4 núm vặn) làm liên tục cho đến khi ống đứt.
1.3 Yêu cầu
Đoạn măng xông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Độ dài măng xông phải có đường kính lớn hơn đường kính ngoài của ống.
- Đoạn ống măng xông không bị xoắn, bị cong.
2. Dụng cụ nghề điện lạnh bộ loe ống
Khi thực hiện nối ống bằng mối nối rắc co, cần phải loe rộng đầu ống để đầu ống xát vào đầu rắc co tạo nên một mối kín.
2.2 Cấu tạo
Dụng cụ loe ống bao gồm 2 chi tiết giá kẹp Ống và đầu côn để loe ống. Trên giá kẹp có các lỗ kẹp tương ứng với đường kính các ống.
Dụng cụ loe ống có hai dạng. Bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch tâm. Bộ loe lệch tâm có độ chính xác cao hơn so với bộ loe đồng tâm.
2.3 Sử dụng
Bước1 : Làm sạch đầu ống (gồm nạo ba via, dũa và làm bằng đầu ống)
Bước2 : Đặt đoạn ống cần loe vào lỗ có đường kính phù hợp trên giá kẹp đầu ống nhô lên bằng mặt kẹp (đối với trường hợp mặt kẹp có mặt nón cụt sâu tương ứng với độ dài đoạn cần loe). Nếu độ sâu mặt nón cụt trên kẹp không đủ chiều sâu, cần đặt đoạn ống cần loe cao hơn mặt kẹp khoảng 3 mm.
Bước 3 : Xiết chặt 2 tai hồng để kẹp chặt ống
Bước 4 : Đặt đầu côn vào giá kẹp sao cho đầu côn nằm đúng tâm ống, vặn tịnh tiến đầu côn đi xuống, đầu côn sẽ làm roãng rộng từ từ đầu ống (chú ý khi xoay 1 vòng đầu côn lại tháo 1/4 vòng. Để mặt côn nhẵn phẳng có thể lấy dầu lạnh bôi lên trên mặt côn trong quá trình loe), vặn cho đến khi chặt tay thì dừng lại.
Bước 5 : Vặn tịnh tiến đầu côn đi lên và vặn 2 tai hồng để lấy ống ra.
2.4 Yêu cầu
Đầu loe phải đảm bảo các yêu cầu sau :
– Phải tròn đều
– Mặt trong của đầu loe không có gờ
– Đầu loe không bị dạn nứt, không bị lệch, bị vẹo
– Đầu loe phải ôm hết vào đầu côn của rắc co
3. Dụng cụ tạo đầu măng xông (nong)
Khi thực hiện nối 2 đoạn ống cùng đường kính bằng phương pháp hàn cần phải làm rộng 1 đầu ống để đảm bảo mối hàn kín và chắc chắn. Mối nối như vậy gọi là mối nối măng xông.
3.1 Cấu tạo
Dụng cụ tạo đầu măng xông gồm 2 chi tiết : Giá kẹp ống và đầu hình trụ có đường kính bằng với đường kính của ống cần tạo măng xông.
3.2 Sử dụng
Bước1 : Làm sạch đầu ống
Bước 2: Đặt ống vào lỗ có đường kính phù hợp trên giá kẹp ống. Đầu ống nhô lên khỏi mặt kẹp bằng đường kính ống cộng thêm 3 mm.
Bước 3: Lắp đầu hình trụ vào giá kẹp sao cho đầu hình trụ nằm đúng tâm ống và tiến hành thao tác như loe ống.
3.3 Yêu cầu
Đoạn măng xông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Độ dài măng xông phải có đường kính lớn hơn đường kính ngoài của ống.
- Đoạn ống măng xông không bị xoắn, bị cong.
4. Dụng cụ uống ống
Dùng để uốn cong một đoạn ống theo một góc yêu cầu mà không làm gãy ống hoặc bẹp ống.
Sử dụng Đặt ống cần uốn vào rãnh có đường kính phù hợp trên dụng cụ, dùng tay kéo cần uốn để tạo thành góc uốn như mong muốn
5. Bộ đồng hồ nạp gas
Được sử dụng để kiểm tra áp suất và dùng để nạp gas hệ thống lạnh. Bộ đồng hồ bao gồm 2 đồng hồ áp suất cao và áp suất thấp, 2 van chặn ngoài ra bộ đồng hồ còn có 3 ống dây bằng gas chịu lực, ở hai đầu ống đầu có rắc co.
- Đặc điểm cấu tạo
6. Bộ đèn khò
Được sử dụng để hàn ống có đường kính vừa và nhỏ, bộ đèn khò bao gồm đèn và gas. Đèn có 2 loại là đèn manhêtô và đèn cây.
Sử dụng
– Lắp bình gas vào đèn (chú ý trước khi lắp phải vặn chặt van đèn và làm sạch đầu chai gas).
– Mồi lửa
+ Đèn cây : Mở nhẹ van đèn và mồi lửa phía đầu đèn.
+ Đèn Manhêtô : Mở nhẹ van đèn tác động vào van đèn để mồi lửa.
+ Chỉnh lửa : Để điều chỉnh độ lớn, nhỏ của ngọn lửa ta mở lớn hoặc đóng bớt van đèn.
Trên đây là 6 dụng cụ nghề điện lạnh cơ bản cần thiết khi thi công lắp đặt điều hoà, sửa chữa, bảo dưỡng điều hoà ; mà mỗi người thợ cần nắm rõ và trang bị đầy đủ. Ngoài ra còn rất nhiều các dụng cụ và thiết bị khác như : máy hút chân không, máy bảo dưỡng, đồng hồ kẹp dòng, …..; sẽ được Baoduongdieuhoa.vn cập nhật ở các bài viết sau.