Cấu tạo hoạt động của rơle nhiệt (thermic, rơle bảo vệ) máy nén
Nội dung chính :
Rơle nhiệt (hay còn được gọi là Rơle bảo vệ, Thermic) có nhiệm vụ bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá tải hoặc khi nhiệt độ của động cơ quá nóng.
Rơle nhiệt (rơle bảo vệ, thermic) máy nén có 2 loại: Kiểu bán dẫn và kiểu dòng điện.
1. Rơle nhiệt kiểu dòng điện
– Cấu tạo
Rơle bảo vệ có cấu tạo hình 3.4
– Nguyên tắc hoạt động
Khi động cơ hoạt động bình thường dòng điện đi qua rơle nhỏ nên tiếp điểm của rơle ở trạng thái đóng. Khi động cơ bị quá tải dòng điện đi qua dây điện trở của rơle tăng, nhiệt sinh ra đốt nóng thanh lưỡng kim, thanh lưỡng kim cong lên làm mở tiếp điểm cắt điện máy nén bảo vệ động cơ. Sau một khoảng thời gian (3 đến 4 phút) nhiệt độ thanh lưỡng kim giảm dần, thanh lưỡng kim sẽ tự động uốn trở về trạng thái ban đầu.
– Sơ đồ đấu điện
2. Rơle nhiệt kiểu bán dẫn
– Cấu tạo
Gồm thanh bán dẫn và các cực đấu điện.
– Hoạt động
Khi động cơ hoạt động bình thường dòng điện đi qua chưa đủ lớn để đốt nóng thanh bán dẫn nên thanh bán dẫn cho dòng điện đi qua. Khi động cơ bị quá tải dòng điện qua thanh bán dẫn lớn làm thanh bán dẫn nóng lên, khi nhiệt độ của thanh bán dẫn tăng đến một giá trị giới hạn, thanh bán dẫn không cho dòng điện đi qua nên động cơ được cắt điện. Khi nhiệt độ thanh bán dẫn giảm thanh bán dẫn lại tiếp tục dẫn điện
– Sơ đồ đấu điện
3. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT, CHỌN RƠLE KHỞI ĐỘNG VÀ RƠLE BẢO VỆ CHO MÁY NÉN
Khi muốn xác định chính xác công suất một máy nén tủ lạnh đã mất dấu và chọn lựa rơle khởi động, rơ le bảo vệ phù hợp với máy nén đó có thể làm như sau :
Bước 1 : Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở xác định chính xác 3 chân C, S, R của máy nén.
Bước 2 : Lắp ráp mạch điện theo hình 3.5. Dùng ampe kìm kẹp dòng làm việc của máy nén.
Bước 3 : Để công tắc 2 cực ở vị trí đóng
Bước 4 : Cắm điện cho máy nén khởi động, sau từ 3 đến 5 giây ngắt điện cuộn dây CS bằng công tắc 2 cực.
Bước 5 : Để máy nén làm việc ổn định, đọc giá trị dòng làm việc trên ampe kìm.
– Công suất máy nén chạy không tải được tính bằng : Pkhông tải = U.I.Cosj (W)
U – Điện áp máy nén làm việc (110 V, 220 V …)
I – Dòng làm việc của máy nén vừa đọc được trên ampe kìm (A)
Cosj – Hệ số (thường lấy bằng 0,8 ¸ 0,9)
Khi máy nén được lắp vào hệ thống lạnh dòng làm việc sẽ là dòng có tải và đó mới là công suất thực của máy. Chính vì vậy cần xác định công suất thực.
Theo kinh nghiệm công suất thực của máy nén so với chạy không tải bằng :
Pthực = (1,4 ¸ 1,7).Pkhông tải
Bước 6 : Trên cơ sở xác định được Pthực . Chọn rơle khởi động và rơle bảo vệ theo công suất thực của máy nén rồi lắp vào chạy thử và thực hiện theo dõi thông số làm việc của các thiết bị.
Liên hệ thêm Vietfix để biết thêm thông tin chi tiết về rơle!
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐIỆN LẠNH VIETFIX
Hotline: 0988.354.973
Trụ sở chính: Số nhà 4, ngách 29/1, ngõ 342 Hồ Tùng Mậu, Tổ 12, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp Hà Nội
Email: vietfix.com@gmail.com
CÙNG CÁC CƠ SỞ KHÁC
Cơ sở 1: Nguyễn Trãi
Địa chỉ: Số 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0979.226.793
Cơ sở 2: Hoàng Mai
Địa chỉ: 83 Đại La, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0988.354.973
Cơ sở 3: Cầu Giấy
Địa chỉ: 178 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0914.408.668