Blog

Hướng dẫn tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà chi tiết nhất

Bạn hoàn toàn có thể tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên kĩ thuật. Nhiều người nghĩ rằng những đồ điện tử điện lạnh thì nhờ đến thợ bảo dưỡng, sửa chữa cho chắc chắn và đảm bảo.

Tuy nhiên bạn cũng hoàn toàn có thể chủ động làm được việc này một cách đơn giản và điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền bảo dưỡng điều hoà  kha khá.

Dụng cụ cần thiết để thực hiện bảo dưỡng điều hoà

1. Bạt bảo dưỡng hoặc máng hứng nước thoát

Bạt bảo dưỡng là dụng cụ che chắn nước khi xịt rửa dàn nóng, dàn lạnh của điều hoà. Chất liệu thường được làm bằng vải không thấm nước hoặc nilong. Giá của bạt bảo dưỡng cũng khá rẻ từ 50.000 – 120.000 vnđ. Bạn có thể mua tại bất kỳ cửa hàng vật tư điện lạnh hoặc trên Shopee, Lazada, …

Bạt bảo dưỡng điều hoà

2. Máy bơm cao áp xịt rửa (máy bơm rửa xe)

Máy bơm cao áp (hay máy bơm rửa xe) là thiết bị khá phổ biến trong các gia đình. Ngoài xịt rửa điều hoà, còn có tác dụng vệ sinh xịt rửa xe máy, xe ô tô; vệ sinh nhà tắm bồn cầu cũng rất hữu ích và nhanh chóng bởi áp lực nước mạnh. Giá của 1 chiếc máy bơm cao áp này từ 800.000 – 1.500.000 vnđ (tuỳ từng hãng).

3. Các thiết bị khác

Ngoài 2 dụng cụ quan trọng kể trên, thì bạn đọc cần trang bị thêm, tô vít, băng dính, khăn vải khô,….; để thực hiện quá trình bảo dưỡng điều hoà hiệu quả, nhanh chóng.

Khi bạn không có máy bơm cao áp, bạn có thể trang bị 1 đầu nối dây dài để cấp nước trực tiếp từ vòi trong nhà vệ sinh. Bạn có thể tham khảo mẫu theo hình dưới đây

Dụng cụ cần có trong quá trình bảo dưỡng điều hoà

Các bước bảo dưỡng điều hòa chi tiết nhất

1. Tháo và vệ sinh tấm lưới lọc không khí

Để đảm bảo an toàn, trước khi vệ sinh và bảo dưỡng, bạn cần chú ý tắt hết nguồn điện., ngắt cầu dao, rút phích điện..

Nếu nhà bạn sử dụng điều hòa với tần suất liên tục thì 2 tuần bạn nên vệ sinh tấm lưới lọc một lần và 1 tuần một lần với máy điều hòa ở khu vực nhiều khói bụi.

Đầu tiên, bạn hãy tháo mặt nạ của dàn lạnh điều hòa ra, tháo tấm lọc không khí điều hòa ra và dùng máy hút bụi để hút hết bụi của nó. Sau đó dùng phun rửa để xịt rửa nó cho thật sạch, lau khô và phơi dưới bóng râm. Tuyệt đối không rửa bằng nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Cần phải vệ sinh tấm lọc không khí thường xuyên vì phin lọc mà bám nhiều bụi bẩn thì năng suất làm lạnh của máy giặt sẽ giảm hiệu quả rất nhiều, tiêu tốn nhiều điện năng hơn, thêm vào đó sẽ ảnh hưởng đến luồng không khí tỏa ra đến người sử dụng.

Vệ sinh tấm lưới lọc không khí thường xuyên

Vệ sinh tấm lưới lọc không khí thường xuyên

2. Thay thế phin tinh lọc không khí

Phin lọc không khí, chính là lưới lọc các lớp bụi bẩn; có tác dụng tinh lọc được tất cả các chất bụi mềm như mùi hôi, nấm mốc…Phin lọc không bán theo máy mà phải mua riêng và thường cứ 6 -1 2 tháng thì nên thay mới một lần. Chúng chỉ là những tấm nhỏ được lắp lên trên phin lọc và chiếm một phần rất nhỏ của phin lọc. Nó không có khả năng tái sinh.

Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với các hãng điều hoà để mua lưới lọc chuẩn, đảm bảo hiệu quả nhất.

3. Tháo và vệ sinh mặt nạ điều hòa

Mặt nạ dàn lạnh điều hòa hoàn toàn có thể tháo ra để vệ sinh lau rửa được. Cần cẩn thận khi tháo ra lắp vào để tránh bị rơi vỡ.

Với mặt nạ dàn lạnh điều hòa, không được dùng nước nóng hoặc các dung dịch như xăng, dầu, chất tẩy, giấy thô để lau, chỉ cần dùng nước thường và khăn mềm lau sạch là được. Sau khi rửa xong, hãy lau bằng khăn khô và để trong bóng râm.

3. Vệ sinh dàn lạnh điều hoà

Nếu bạn có đủ thiết bị gồm máy xịt áp lực cao, bạt bảo dưỡng. Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh dàn lạnh của điều hoà. Đây là bộ phận quan trọng giúp máy trao đổi nhiệt được tốt hơn, độ lạnh sâu hơn và tiết kiệm điện

Lưu ý khi vệ sinh dàn lạnh điều hoà

  • Khi xịt bằng máy bơm áp lực cao bạn nên chỉnh áp lực nhỏ, tránh phá hỏng dàn, ảnh hưởng đến hoạt động của máy
  • Nên giữ lồng quạt đứng yên khi xịt tránh quạt quay ngược hỏng mo-tơ quạt hoặc bo mạch

bao duong dieu hoa tai nha1

Vệ sinh mặt nạ điều hòa bằng nước thường và khăn mềm

4. Dàn nóng cần được vệ sinh bảo dưỡng điều hoà định kỳ

Dàn nóng được lắp đặt bên ngoài trời nên rất cần được vệ sinh định kỳ. Những bụi bẩn báo vào dàn nóng sẽ gây ra những nấm mốc, làm quá trình tản nhiệt kém hiệu quả.

Xử dụng vòi xịt hoặc máy bơm áp lực cao xịt rửa trực tiếp vào dàn tản nhiệt (chú ý xịt theo phương thẳng đứng và áp lực vừa đủ để tránh hỏng lá nhôm, đồng)

Xịt rửa cánh quạt dàn nóng, tuyệt đối không xịt rửa sang bên phần điện và máy nén.

5. Bật máy, kiểm tra hoạt động của điều hoà

Sau mỗi bước tháo linh kiện, bạn cần lắp đúng và đầy đủ tránh lắp thiếu, máy chạy rung lắc và kêu to. Sau khi thấy dàn lạnh khô bạn có thể bật atomat và chạy thử.

Tìm hiểu thêm về:  Quy trình bảo dưỡng điều hoà không khí chuyên nghiệp 

Việc kiểm tra dàn nóng dàn lạnh bẩn như thế nào bạn hoàn toàn có thể làm được. Nếu như để đảm bảo an toàn kĩ thuật; bạn hãy báo sớm cho nhân viên kĩ thuật để được chủ động bảo dưỡng sửa chữa. Không phải chịu phiền phức khi điều hòa ngừng hoạt động.

 Tư vấn tự vệ sinh, bảo dưỡng điều hoà tại nhà Hotline : 0914 40 8668. Tư vấn 24/7.

Tags

 
 
 
 
Gọi ngay
Địa chỉ